Ba
người "anh hùng" trong một mái nhà
NHƯ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành sinh ngày 11/6/1957, là anh cả trong một gia đình có 9 anh chị em ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Anh cùng bố mẹ bươn chải để lo cho các em đang tuổi ăn học. Vào năm 1980, anh Thành nhận được giấy gọi nhập ngũ và lên đường sang chiến trường Campuchia giúp nước bạn.
Sau 7 tháng chiến đấu, trong một lần cùng đồng đội truy quét quân Pôl Pốt, anh đã vướng phải mìn do quân địch cài lại. Những miếng kim khí găm vào đôi chân và tay cùng với sức công phá làm anh ngã xuống. Anh Thành được đưa về trạm xá sơ cứu 21 ngày rồi mới chuyển về nước, vào Bệnh viện Quân y 175 để các bác sĩ mổ lấy một số mảnh kim loại ra.
Những ngày đầu bị thương, anh rất sợ hãi. Nhưng theo truyền thống đức tin Công giáo được bố mẹ hướng dẫn từ nhỏ, anh biết luôn có Thiên Chúa đồng hành với mình trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống, nên anh phó thác đời mình trong bàn tay quan phòng của Chúa. Nhờ vậy mà anh Đức Thành vượt qua được mấy ca mổ liên tiếp. Vẫn còn vô số miểng bom nhỏ sót lại, quyết tâm “làm bạn” với anh không rời. Sau 3 tháng dưỡng thương, anh lại chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, trở lại đơn vị cũ trên đất bạn Campuchia, tiếp tục cầm súng chiến đấu.
Đến năm 1982, anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành được phục viên. Sau 2 năm 1 tháng lên đường làm nghĩa vụ quốc tế, anh trở về với giám định thương tật 61%, là thương binh loại 2/4.
Không đầu hàng số phận, anh cố gượng dậy, đi châm cứu, tự rèn luyện để phục hồi sức khỏe, Là anh lớn trong nhà, như cánh chim đầu đàn, anh phải tìm cách mưu sinh, làm những việc vừa tầm với mình để phụ bố mẹ lo cho đàn em nhỏ. Chỉ khi trái gió trở trời, vết thương tái phát, những mảnh kim loại gây sưng mủ thì anh mới chịu đi bệnh viện. Bác sĩ khám cho thuốc trụ sinh uống ròng rã 6 tháng trời mà vẫn không hết. Anh quay đi tìm nơi có thể mổ ngoài giờ, dù có tốn kém hơn với người thương binh như anh. Căn bệnh đau xương khớp, thoái vị đĩa đệm mấy năm nay cứ đeo bám “người vô sản” như anh hoài. Cũng phải ráng lướt qua cơn đau mà vui sống.
Năm nay anh Thành đã bước sang tuổi 63. Vậy mà tôi vẫn muốn gọi người thương binh Công giáo này là “anh” vì tinh thần các anh luôn trẻ hơn so với tuổi đời. Nhìn lại chặng đường đã qua, anh cảm nhận mình vẫn còn may mắn hơn những người khác. Nhiều đồng đội còn bị nặng hơn. Niềm hạnh phúc của anh bây giờ là có thể đến nhà thờ dự thánh lễ, cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành anh đã được trao ban. Mang trên mình nhiều thương tích chiến tranh nhưng anh vẫn nở nụ cười, không đòi hỏi ưu đãi gì đặc biệt dành cho mình, và gia đình.
THEO GƯƠNG ANH CẢ
Lúc ấy, chiến trường biên giới Tây Nam vẫn còn khốc liệt và cần thêm nhân lực. Vào năm 1985, gia đình nhận được giấy gọi nhập ngũ thứ hai. Noi gương người anh cả, anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hùng gạt sang một bên những hoài bão của tuổi 20, cầm súng lên đường sang giúp nước bạn Campuchia. Hơn hai năm, anh Đức Hùng cùng đồng đội vừa chiến đấu, vừa giúp người dân lao động ổn định cuộc sống. Năm 1987, trong một lần hành quân, anh trúng mìn do tàn quân Khmer Đỏ cài lại trên đường. Vết thương quá nặng. Để bảo toàn tính mạng cho người thương binh, các bác sĩ phải cắt bỏ cả hai chân: Chân phải cắt ngang đùi, chân trái cắt gần đầu gối. Mắt phải bị tổn thương nặng. Tỷ lệ thương tật là 91%, xếp hạng thương binh loại 1/4.
Trở về nhà trên chiếc xe lăn, chàng trai mới 22 tuổi đã gặp sự khủng hoảng tâm lý và suy sụp về tinh thần. Bố mẹ và các anh chị em giúp anh Đức Hùng tìm lại được bình an trong tâm hồn. Người anh cả thương binh cũng là người gần gũi, động viên nhưng đôi lúc cũng phải bực mình khi cả ngày anh Hùng không nói câu nào, không chịu tiếp xúc với ai trong thời gian dài, râu tóc cứ để mọc dài rậm rạp.
Anh Thành cũng phụ mẹ lo cho em trong việc vệ sinh. Nhưng nay anh Thành xuống sức nhiều, muốn phụ nhưng không làm nổi, không thể đẩy xe lăn đưa em ra ngoài cửa. Mọi việc phải dồn qua cho mẹ già lo. Anh Hùng giờ sống nhờ vào sự chăm sóc của mẹ và anh. Đến bữa, mẹ đưa gì thì anh ăn nấy, đưa nước thì uống, cứ như đứa trẻ lên 3. Mẹ phải luôn để mắt đến anh Hùng, dành cho anh sự săn sóc đặc biệt. Nhờ vậy mà anh như được tiếp thêm sức sống suốt hơn 30 năm qua.
Ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi - Chủ tịch Hội đồng Mục vụ của giáo xứ Vĩnh Hòa (quận 11 TP.HCM) - cho biết: Giáo xứ cũng có quan tâm đến gia đình của các anh. Dịp mừng đại lễ Phục sinh và Giáng sinh, cộng đoàn giáo xứ đều có đến thăm và tặng chút quà động viên tinh thần. Bà con giáo dân cũng thường đến cùng đọc kinh, cầu nguyện với gia đình trong dịp giỗ. Vào ngày lễ dành cho bệnh nhân, linh mục chính xứ và các hội đoàn cũng nhớ đến các thương bệnh binh trong xứ, nhắc người thân đưa đến nhà thờ dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân. Hàng tháng, linh mục chính xứ và thừa tác viên có đến nhà bệnh nhân đau yếu để thăm hỏi, ban bí tích, cho rước Mình Thánh Chúa,…
Vào những ngày lễ, chính quyền địa phương có đến thăm hỏi và động viên các thương binh nặng. Hàng tháng gia đình cũng có nhận được tiền trợ cấp, cấp dưỡng từ nhà nước. Nếu không đau ốm thì còn đỡ, chứ khi nằm viện hay phải mua thêm thuốc, đi châm cứu thì cả nhà phải chạy đi vay mượn người quen.
SỰ HY SINH ÂM THẦM
Ngoài hai anh thương binh, trong gia đình còn một người nữa xứng đáng được tôn vinh là anh hùng. Đó là người đã tiễn hai con mình lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã hai lần nuốt nước mắt vào trong để lên bệnh viện quân y đón con về trên cáng cứu thương. Đó là người mẹ của gia đình, bà Maria Nguyễn Thị Guộn, đã âm thầm hy sinh cả cuộc đời mình vì mẹ già, vì chồng, vì các con.
Bà sinh năm 1937 ở Hưng Yên. Năm 17 tuổi lấy ông Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thi là người cùng quê. Hai vợ chồng di cư vào miền Nam năm 1954, hết xuống vùng Củ Chi rồi lại vòng lên Tân Bình. Chồng đi lính di chuyển đến nhiều nơi, cả nhà gồm vợ và 9 con cùng mẹ già cũng đi theo. Mãi sau này gia đình mới định cư tại quận 11 TP.HCM.
Bà quán xuyến mọi việc trong nhà để chồng tích cực tham gia việc chung của giáo xứ Vĩnh Hòa, là một thành viên năng nổ của Ban Đoàn kết Công giáo quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Về nhà, chồng phụ bà lo cho các con thương binh, thường ngày hay chở anh Đức Hùng đi ra ngoài phố, đến nhà thờ cho khuây khỏa. Một hôm đang đẩy xe lăn đưa con đi dạo thì ông Đức Thi bị trượt té. Ông phải nằm liệt một thời gian trước khi mất vào năm 2013… Bà cũng một tay chăm sóc cho đến lúc mẹ già qua đời, khi cụ đại thọ 105 tuổi, vào năm 2015...
Người nữ tướng của gia đình không đầu hàng số phận. Với ơn lành của Thiên Chúa ban cho, bà cảm nhận được “Thánh giá khổ đau” mà bà đang vác trên vai không quá sức, trong khi chung quanh còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bi đát hơn nhiều. Bà đi vay, đi mượn để sửa lại căn nhà trong ngõ nhỏ, ngăn phòng cho thuê để kiếm thêm ít thu nhập mua thực phẩm cho ba mẹ con, không muốn trở nên gánh nặng cho những đứa con khác.
Nay đã 82 tuổi, đi lại nặng nề do tuổi già và những cơn đau lưng, tê chân nhưng hàng ngày bà vẫn đi chợ, nấu ăn, chăm sóc cho hai con thương binh nặng của mình. Những công việc không tên khiến bà luôn tay từ mờ sáng đến chập tối. Khi các con ngủ rồi, bà mới yên tâm ngả lưng. Khi con thức gọi mẹ, bà tỉnh dậy ngay, bắt đầu một ngày mới. Bà chỉ đi chợ và đi lễ rồi mau chóng về nhà. Được mời rước đi đâu, bà cũng từ chối, để ở nhà nấu ăn ngày ba bữa cho con.
MƠ ƯỚC MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH, KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành ước mong sao thế giới luôn có hòa bình, đừng xảy ra chiến tranh, vì cả hai phía đều chịu tổn thất nặng nề về người và của. Là những người lính xông pha nhiều trận địa, để lại một phần xương máu nơi chiến trường, anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành và anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hùng cảm nhận sâu sắc nỗi đau thương, mất mát và di chứng chiến tranh suốt 37 năm qua trong gia đình mình, trong gia đình các đồng đội đã hy sinh.
Thông điệp “Một thế giới hòa bình, không có chiến tranh”. Mong sao mơ ước của ba người “anh hùng” trong một gia đình Công giáo mãi bừng sáng, lan tỏa khắp nơi…
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành sinh ngày 11/6/1957, là anh cả trong một gia đình có 9 anh chị em ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Anh cùng bố mẹ bươn chải để lo cho các em đang tuổi ăn học. Vào năm 1980, anh Thành nhận được giấy gọi nhập ngũ và lên đường sang chiến trường Campuchia giúp nước bạn.
Sau 7 tháng chiến đấu, trong một lần cùng đồng đội truy quét quân Pôl Pốt, anh đã vướng phải mìn do quân địch cài lại. Những miếng kim khí găm vào đôi chân và tay cùng với sức công phá làm anh ngã xuống. Anh Thành được đưa về trạm xá sơ cứu 21 ngày rồi mới chuyển về nước, vào Bệnh viện Quân y 175 để các bác sĩ mổ lấy một số mảnh kim loại ra.
Những ngày đầu bị thương, anh rất sợ hãi. Nhưng theo truyền thống đức tin Công giáo được bố mẹ hướng dẫn từ nhỏ, anh biết luôn có Thiên Chúa đồng hành với mình trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống, nên anh phó thác đời mình trong bàn tay quan phòng của Chúa. Nhờ vậy mà anh Đức Thành vượt qua được mấy ca mổ liên tiếp. Vẫn còn vô số miểng bom nhỏ sót lại, quyết tâm “làm bạn” với anh không rời. Sau 3 tháng dưỡng thương, anh lại chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, trở lại đơn vị cũ trên đất bạn Campuchia, tiếp tục cầm súng chiến đấu.
Đến năm 1982, anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành được phục viên. Sau 2 năm 1 tháng lên đường làm nghĩa vụ quốc tế, anh trở về với giám định thương tật 61%, là thương binh loại 2/4.
Không đầu hàng số phận, anh cố gượng dậy, đi châm cứu, tự rèn luyện để phục hồi sức khỏe, Là anh lớn trong nhà, như cánh chim đầu đàn, anh phải tìm cách mưu sinh, làm những việc vừa tầm với mình để phụ bố mẹ lo cho đàn em nhỏ. Chỉ khi trái gió trở trời, vết thương tái phát, những mảnh kim loại gây sưng mủ thì anh mới chịu đi bệnh viện. Bác sĩ khám cho thuốc trụ sinh uống ròng rã 6 tháng trời mà vẫn không hết. Anh quay đi tìm nơi có thể mổ ngoài giờ, dù có tốn kém hơn với người thương binh như anh. Căn bệnh đau xương khớp, thoái vị đĩa đệm mấy năm nay cứ đeo bám “người vô sản” như anh hoài. Cũng phải ráng lướt qua cơn đau mà vui sống.
Năm nay anh Thành đã bước sang tuổi 63. Vậy mà tôi vẫn muốn gọi người thương binh Công giáo này là “anh” vì tinh thần các anh luôn trẻ hơn so với tuổi đời. Nhìn lại chặng đường đã qua, anh cảm nhận mình vẫn còn may mắn hơn những người khác. Nhiều đồng đội còn bị nặng hơn. Niềm hạnh phúc của anh bây giờ là có thể đến nhà thờ dự thánh lễ, cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành anh đã được trao ban. Mang trên mình nhiều thương tích chiến tranh nhưng anh vẫn nở nụ cười, không đòi hỏi ưu đãi gì đặc biệt dành cho mình, và gia đình.
THEO GƯƠNG ANH CẢ
Lúc ấy, chiến trường biên giới Tây Nam vẫn còn khốc liệt và cần thêm nhân lực. Vào năm 1985, gia đình nhận được giấy gọi nhập ngũ thứ hai. Noi gương người anh cả, anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hùng gạt sang một bên những hoài bão của tuổi 20, cầm súng lên đường sang giúp nước bạn Campuchia. Hơn hai năm, anh Đức Hùng cùng đồng đội vừa chiến đấu, vừa giúp người dân lao động ổn định cuộc sống. Năm 1987, trong một lần hành quân, anh trúng mìn do tàn quân Khmer Đỏ cài lại trên đường. Vết thương quá nặng. Để bảo toàn tính mạng cho người thương binh, các bác sĩ phải cắt bỏ cả hai chân: Chân phải cắt ngang đùi, chân trái cắt gần đầu gối. Mắt phải bị tổn thương nặng. Tỷ lệ thương tật là 91%, xếp hạng thương binh loại 1/4.
Trở về nhà trên chiếc xe lăn, chàng trai mới 22 tuổi đã gặp sự khủng hoảng tâm lý và suy sụp về tinh thần. Bố mẹ và các anh chị em giúp anh Đức Hùng tìm lại được bình an trong tâm hồn. Người anh cả thương binh cũng là người gần gũi, động viên nhưng đôi lúc cũng phải bực mình khi cả ngày anh Hùng không nói câu nào, không chịu tiếp xúc với ai trong thời gian dài, râu tóc cứ để mọc dài rậm rạp.
Anh Thành cũng phụ mẹ lo cho em trong việc vệ sinh. Nhưng nay anh Thành xuống sức nhiều, muốn phụ nhưng không làm nổi, không thể đẩy xe lăn đưa em ra ngoài cửa. Mọi việc phải dồn qua cho mẹ già lo. Anh Hùng giờ sống nhờ vào sự chăm sóc của mẹ và anh. Đến bữa, mẹ đưa gì thì anh ăn nấy, đưa nước thì uống, cứ như đứa trẻ lên 3. Mẹ phải luôn để mắt đến anh Hùng, dành cho anh sự săn sóc đặc biệt. Nhờ vậy mà anh như được tiếp thêm sức sống suốt hơn 30 năm qua.
Ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi - Chủ tịch Hội đồng Mục vụ của giáo xứ Vĩnh Hòa (quận 11 TP.HCM) - cho biết: Giáo xứ cũng có quan tâm đến gia đình của các anh. Dịp mừng đại lễ Phục sinh và Giáng sinh, cộng đoàn giáo xứ đều có đến thăm và tặng chút quà động viên tinh thần. Bà con giáo dân cũng thường đến cùng đọc kinh, cầu nguyện với gia đình trong dịp giỗ. Vào ngày lễ dành cho bệnh nhân, linh mục chính xứ và các hội đoàn cũng nhớ đến các thương bệnh binh trong xứ, nhắc người thân đưa đến nhà thờ dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân. Hàng tháng, linh mục chính xứ và thừa tác viên có đến nhà bệnh nhân đau yếu để thăm hỏi, ban bí tích, cho rước Mình Thánh Chúa,…
Vào những ngày lễ, chính quyền địa phương có đến thăm hỏi và động viên các thương binh nặng. Hàng tháng gia đình cũng có nhận được tiền trợ cấp, cấp dưỡng từ nhà nước. Nếu không đau ốm thì còn đỡ, chứ khi nằm viện hay phải mua thêm thuốc, đi châm cứu thì cả nhà phải chạy đi vay mượn người quen.
SỰ HY SINH ÂM THẦM
Ngoài hai anh thương binh, trong gia đình còn một người nữa xứng đáng được tôn vinh là anh hùng. Đó là người đã tiễn hai con mình lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã hai lần nuốt nước mắt vào trong để lên bệnh viện quân y đón con về trên cáng cứu thương. Đó là người mẹ của gia đình, bà Maria Nguyễn Thị Guộn, đã âm thầm hy sinh cả cuộc đời mình vì mẹ già, vì chồng, vì các con.
Bà sinh năm 1937 ở Hưng Yên. Năm 17 tuổi lấy ông Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thi là người cùng quê. Hai vợ chồng di cư vào miền Nam năm 1954, hết xuống vùng Củ Chi rồi lại vòng lên Tân Bình. Chồng đi lính di chuyển đến nhiều nơi, cả nhà gồm vợ và 9 con cùng mẹ già cũng đi theo. Mãi sau này gia đình mới định cư tại quận 11 TP.HCM.
Bà quán xuyến mọi việc trong nhà để chồng tích cực tham gia việc chung của giáo xứ Vĩnh Hòa, là một thành viên năng nổ của Ban Đoàn kết Công giáo quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Về nhà, chồng phụ bà lo cho các con thương binh, thường ngày hay chở anh Đức Hùng đi ra ngoài phố, đến nhà thờ cho khuây khỏa. Một hôm đang đẩy xe lăn đưa con đi dạo thì ông Đức Thi bị trượt té. Ông phải nằm liệt một thời gian trước khi mất vào năm 2013… Bà cũng một tay chăm sóc cho đến lúc mẹ già qua đời, khi cụ đại thọ 105 tuổi, vào năm 2015...
Người nữ tướng của gia đình không đầu hàng số phận. Với ơn lành của Thiên Chúa ban cho, bà cảm nhận được “Thánh giá khổ đau” mà bà đang vác trên vai không quá sức, trong khi chung quanh còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bi đát hơn nhiều. Bà đi vay, đi mượn để sửa lại căn nhà trong ngõ nhỏ, ngăn phòng cho thuê để kiếm thêm ít thu nhập mua thực phẩm cho ba mẹ con, không muốn trở nên gánh nặng cho những đứa con khác.
Nay đã 82 tuổi, đi lại nặng nề do tuổi già và những cơn đau lưng, tê chân nhưng hàng ngày bà vẫn đi chợ, nấu ăn, chăm sóc cho hai con thương binh nặng của mình. Những công việc không tên khiến bà luôn tay từ mờ sáng đến chập tối. Khi các con ngủ rồi, bà mới yên tâm ngả lưng. Khi con thức gọi mẹ, bà tỉnh dậy ngay, bắt đầu một ngày mới. Bà chỉ đi chợ và đi lễ rồi mau chóng về nhà. Được mời rước đi đâu, bà cũng từ chối, để ở nhà nấu ăn ngày ba bữa cho con.
MƠ ƯỚC MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH, KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành ước mong sao thế giới luôn có hòa bình, đừng xảy ra chiến tranh, vì cả hai phía đều chịu tổn thất nặng nề về người và của. Là những người lính xông pha nhiều trận địa, để lại một phần xương máu nơi chiến trường, anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Thành và anh Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hùng cảm nhận sâu sắc nỗi đau thương, mất mát và di chứng chiến tranh suốt 37 năm qua trong gia đình mình, trong gia đình các đồng đội đã hy sinh.
Thông điệp “Một thế giới hòa bình, không có chiến tranh”. Mong sao mơ ước của ba người “anh hùng” trong một gia đình Công giáo mãi bừng sáng, lan tỏa khắp nơi…
VINHSƠN VŨ ĐỖ HOÀNG
TUẤN
Bài và ảnh đăng trên Báo Người Công giáo Việt Nam và đăng trên
Trang tin điện tử Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ngày 24.7.2019
Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ cùng đại diện Ủy ban ĐKCG TP.HCM và đại diện giáo xứ Vĩnh Hòa đến thăm, tặng quà gia đình 2 thương binh. Ảnh: VĐHT